(Cấu tạo phanh xe nâng) Sau đây Xenang.com (Vinaboss) sẽ gửi đến bạn đầy đủ thông tin về cấu tạo, những lỗi thường gặp ở phanh xe nâng cũng như nguyên lý hoạt động của bộ phận này.
Cấu tạo phanh xe nâng
Phanh xe nâng là bộ phận quan trọng để bó bánh xe khi muốn dừng xe nâng, một chiếc xe nâng không thể không sử dụng bộ phận phanh xe nâng, khi hoạt động bạn có thể dùng phanh xe dễ dàng để dừng xe nâng hoàn toàn.
Mặc dù sản phẩm xe nâng được dùng để chứa và di chuyển những hàng hóa có tải trọng lên đến hàng tấn nhưng cấu tạo phanh xe nâng lại khá đơn giản bao gồm những bộ phận sau:

Xi lanh bánh xe
Xi lanh bánh xe của phanh xe nâng bao gồm hai chi tiết nhỏ là piston và cuppen phanh. Cuppen phanh hay cuppen thắng là tập hợp các vòng cao su nhỏ với công dụng bảo vệ piston khỏi những tác động bên ngoài trong quá trình di chuyển như nước, đất, cát,…
Guốc phanh
Guốc phanh trong phanh xe nâng được làm từ thép hoặc nhôm với trọng lượng nhẹ. Phủ bên ngoài guốc phanh là một hợp chất có khả năng chịu ma sát tốt.
Má phanh trống
Đây là bộ phận được lắp đặt cố định trên guốc phanh với khả năng giảm tốc xe nâng vô cùng hiệu quả. Sau một thời gian sử dụng, má phanh của xe nâng cần được thay mới hoàn toàn hoặc thay thế một vài chi tiết để hạn chế sự cố trong quá trình di chuyển.
Mâm phanh
Mâm phanh là nơi gắn trực tiếp và cố định xi lanh bánh xe, lò xo phản hồi và cáp phanh tay của xe nâng hàng.
Trống phanh
Trống phanh là nơi gắn liền với trục dẫn động. Trống phanh sẽ quay dựa theo sự di chuyển của bánh xe. Với thiết kế có bề mặt cứng, trống phanh rất khó bị bào mòn cũng như biến dạng trong quá trình hoạt động.
Lò xo phản hồi
Cấu tạo phanh xe nâng có 2 lò xo phản hồi bao gồm 1 lò xo kéo guốc phanh về nơi nhả phanh và 1 lò xo kéo guốc phanh về mâm phanh.
Nguyên lý hoạt động phanh xe nâng
Phanh xe nâng thường được đặt ở vị trí bên phải của xe, tương tự với cấu tạo của xe hơi hay xe tải. Tuy nhiên, lực thắng của xe nâng chỉ phân bổ vào hai bánh trước của xe hay còn gọi là bánh chịu tải. Hệ thống thắng xe nâng là hệ thống tang trống, không cần phanh đĩa vì những hàng hóa dùng cho xe nâng khá nặng và sẽ tác động chủ yếu vào bánh trước.
Phanh xe nâng giúp cho quá trình di chuyển của xe nâng trở nên an toàn hơn cũng như tạo điều kiện tùy chỉnh tốc độ theo ý muốn. Đặc biệt, trong những trường hợp khẩn cấp, phanh xe giúp hạn chế nguy cơ va chạm trong quá trình di chuyển.

Những lỗi thường gặp ở phanh
Sau một thời gian sử dụng, phanh xe nâng thường có nhiều xuống cấp và hay xuất hiện một số loại lỗi như sau:
Lực phanh thiếu
Trường hợp dây phanh xe nâng bị lỏng, dãn quá mức hoặc ống dẫn dầu phanh bị vào gió, má phanh bị mòn hoặc nứt có thể gây ra tình trạng lực phanh thiếu.
Phanh rít hoặc kêu thành tiếng
Nếu má phanh bị mòn hoặc bị kẹt dị vật có thể gây ra tình trạng phanh rít hoặc tiếng kêu ồn ào khi phanh.

Phanh không hoạt động
Do nhiều vấn đề khác nhau như lỗi van, dây phanh gặp trục trặc có thể gây ra tình trạng phanh không ăn hay phanh không hoạt động.
>> Xem thêm: 7 lỗi hư hỏng xe nâng thường gặp giúp bạn xác định được lỗi hư hỏng của xe.
Hướng dẫn sửa chữa phanh xe nâng đúng cách
Công ty ASA hay Xenang.com (asa) là đơn vị chuyên sửa chữa và bảo trì xe nâng uy tín, chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam. Đội ngũ nhân viên tại ASA luôn nắm rõ nguyên lý hoạt động, nhanh chóng phát hiện những sai sót, lỗi xuất hiện trong cấu tạo phanh xe nâng để đưa ra phương án sửa chữa phù hợp nhất.
ASA là đơn vị uy tín chuyên sửa xe nâng và bảo trì thiết bị xe nâng hàng nên quý khách hàng đang có các hỏng hóc về xe nâng thì hãy liên hệ đường dây nóng của Asa để giúp bạn khắc phục nhanh chóng nhất.
Lời kết về Phanh xe nâng
Trên đây là những thông tin về cấu tạo phanh xe nâng giúp bạn có thể hiểu hơn về bộ phận quan trọng này của xe nâng. Trường hợp quý khách hàng đang gặp sự cố về phanh của nâng xe hàng và cần sửa chữa vui lòng liên hệ cho Xenang.com (Vinaboss) để được hỗ trợ sớm nhất!
Đội ngũ nhân viên tư vấn tại Vinaboss luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng bất kỳ lúc nào thông qua tổng đài: 0911 755 722