Quy trình Bảo dưỡng, bảo trì máy móc thiết bị mới nhất

Khi vận hành máy móc, thiết bị nhiều lần mà không bảo dưỡng, bảo trì máy móc định kỳ thường xuyên sẽ gây ra tình trạng hư hỏng, trục trặc và rất có thể sẽ tốt rất nhiều chi phí để sửa chữa được.

Vậy quy trình bảo dưỡng, bảo trì máy móc thiết bị như thế nào mới là tiêu chuẩn và đảm bảo? Hãy cùng Xenang.com tìm hiểu quy trình chi tiết thông qua bài viết phía dưới nhé!

Danh mục

Bảo trì, bảo dưỡng là gì?

Thông thường người ta sẽ thường nghĩ là bảo trì, bảo dưỡng sẽ chung một nghĩa với nhau là chăm sóc thiết bị kỹ thuật , nhưng đối với các chuyên gia kỹ thuật nhận định rằng chúng sẽ có khác biệt và không giống nhau.

Bạn phải phân biệt để giúp các nhân viên kỹ thuật thực hiện theo mong muốn của bạn, tránh bị nhầm lẫn không đáng có trong quá trình bảo trì, bảo dưỡng thiết bị. Và giúp nhân viên sẽ điều chỉnh thay thế hoặc sửa chữa bên trong.

Bảo dưỡng và bảo trì là hai hoạt động khác nhau
Bảo dưỡng và bảo trì là hai hoạt động khác nhau

Bảo trì là gì?

Bảo trì là thực hiện hoạt động phục hồi lại các bộ phận của máy móc đã bị hỏng hóc, trục trặc. Nhân viên phải kiểm tra và xác định nguyên nhân, còn nặng quá thì tiến hành thay thế chi tiết linh kiện bên trong máy móc.

Bảo dưỡng là gì?

Bảo dưỡng là thực hiện các bước như vệ sinh, chăm sóc lại các hệ thống trong máy móc để hoạt động một cách trơn tru, ổn định. Bảo dưỡng sẽ giúp duy trì trạng thái tốt nhất để đạt được công suất tối đa khi làm việc.

Qua đó, chúng ta thấy bảo trì là phục hồi lại các bộ phận hư hỏng, thậm chí là thay thế linh kiện nếu cần. Còn bên bảo dưỡng sẽ giúp vận hành máy móc một cách trơn tru, tối đa sức mạnh của mạnh. Nhưng về quy định thực hiện của chúng đều giống nhau.

Mỗi công ty, xí nghiệp đều có cho mình một hệ thống dây chuyền sản xuất nhưng về cơ bản thì các trang thiết bị máy móc đó gồm là: xe nâng hàng, hệ thống băng chuyền, hệ thống tự động hóa,…..

Lợi ích của việc bảo dưỡng, bảo trì máy móc

Những lợi ích giúp bạn nhận ra được tính quan trọng cấp thiết của công việc bảo dưỡng, bảo trì thiết bị như thế nào? Vậy những lợi ích mà công việc này mang lại là gì?

  • Tăng độ bảo đảm an toàn khi sử dụng máy móc.
  • Cắt giảm chi phí tốn kém sửa chữa máy móc.
  • Hạn chế được tình trạng hư hỏng, xảy ra sự cố thường xuyên.
  • Nâng cao năng suất làm việc, hoạt động tối đa khi sản xuất.
  • Hạn chế việc đang sản xuất mà máy móc bị hỏng buộc phải ngừng.
  • Luôn giữ được tình trạng tốt cho các máy móc, trang thiết bị.

Mục đích của việc bảo dưỡng, bảo trì thiết bị là gì?

Bạn cần phải biết mục đích của công việc này mang lại như thế nào?

  • Kiểm tra khả năng chạy kiểm tra của máy và nhiệt độ máy tốt nhất.
  • Xác định khả năng bảo dưỡng tốt nhất của từng loại máy trong phân xưởng.
  • Thu thập dữ liệu về thời gian hoạt động của máy (từ khi bắt đầu sử dụng đến khi hỏng hóc).
  • Thu thập dữ liệu về thời gian thay thế của một số thành phần chính.
  • Thu thập dữ liệu về thời gian bảo hành và chi phí bảo hành.
  • Phân tích các dạng tác động dẫn đến máy móc thiết bị hoặc hư hỏng nghiêm trọng để bộ phận kỹ thuật tập trung nghiên cứu, thiết kế và đưa ra giải pháp.
  • Một số nguyên tắc không thể bỏ qua khi bảo dưỡng máy móc thiết bị
  • Phân tích các dạng hư hỏng của máy móc thiết bị để lập phương án giảm thiểu thiệt hại.
  • Điều tra các hậu quả bất lợi của hỏng hóc máy móc.
  • Nghiên cứu sự phân bố thời gian sự cố của các loại máy móc.
  • Nghiên cứu sự phân bố thời gian từ khi bắt đầu sử dụng đến khi hỏng hóc và tính tỷ lệ hỏng hóc trung bình của máy.
Bảo dưỡng, bảo trì máy móc gồm nhiều công đoạn thực hiện theo kế hoạch đề ra
Bảo dưỡng, bảo trì máy móc gồm nhiều công đoạn thực hiện theo kế hoạch đề ra

Những phương pháp bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị

Mỗi nhà máy, xí nghiệp, xưởng sản xuất đều có các trang thiết bị máy móc khác nhau, nên việc xác định phương pháp bảo trì, bảo dưỡng chúng hiệu quả và đúng cách cũng rất quan trọng.

Bạn đang cần một phương pháp bảo dưỡng, bảo trì máy móc thiết bị để tối ưu năng suất làm việc của máy móc. Xenang.com chúng tôi sẽ chỉ bạn các phương pháp đó là gì? Và cách thực hiện chúng như thế nào?

Bảo dưỡng, bảo trì máy móc thiết bị định kỳ

Khi tiến hành bảo dưỡng và bảo trì, các chuyên gia kỹ thuật sẽ so sánh thông số ban đầu với tình trạng hiện tại của máy móc. Đối với việc bị lệch thông số rất nhiều, thì kỹ thuật cần tìm nguyên nhân và thay thế các linh kiện đó để đảm bảo quá trình làm việc.

Ngoài ra để thuận tiện và đảm bảo tính chất công việc, nên rất nhiều doanh nghiệp đã sử dụng các phần mềm về bảo trì máy móc thiết bị như: Speed Maint, Win Maint, CMMS, Top Maint, Quasoft CMMS, Odoo ERPViet,… Giúp cho việc lên kế hoạch quản lý từng loại máy móc, theo dõi quá trình bảo trì.

Sửa chữa, bảo trì khi máy móc hư hỏng

Đó là khi máy móc thiết bị gặp hư hỏng, trục trặc thì mới tiến hành sửa chữa khắc phục chúng. Đối với công việc này thì tốn kém chi phí vì phải thay thế các bộ phận hư hỏng và cần nhiều thời gian để sửa chữa.

Việc các doanh nghiệp sử dụng biện pháp bảo dưỡng thiết bị sẽ giúp ngăn chặn được tình trạng hỏng hóc. Còn khi máy móc đã trục trặc thì mới sửa chữa thì về lâu dài chi phí sửa chữa sẽ đội lên rất nhiều.

Bảo trì, bảo dưỡng theo tình trạng máy móc

Đây cũng là biện pháp của rất nhiều doanh nghiệp, nhà máy sản xuất, công ty có dây chuyền chuyên nghiệp, chỉ cần một trục trặc hoặc tiếng động bất thường trên phần mềm theo dõi thiết bị sẽ cảnh báo và khắc phục nhanh chóng.

Việc thường xuyên kiểm tra máy móc sẽ giúp bạn tối ưu năng suất làm việc, xử lý các tình huống hư hỏng nhanh chóng, tránh những thiệt hại không đáng có, tiết kiệm được rất nhiều chi phí bảo dưỡng máy móc và thiết bị.

>> Xem Thêm: Nếu nhà bạn có xe nâng hàng cần bảo dưỡng, bảo trì xe nâng hàng thì hãy liên hệ với Công Ty Asa nhé, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn việc đó!

Các phương pháp bảo trì giúp phù hợp hơn với công việc thiết bị của nhà máy, giúp tiết kiệm được nhiều chi phí
Các phương pháp bảo trì giúp phù hợp hơn với công việc thiết bị của nhà máy, giúp tiết kiệm được nhiều chi phí

Quy trình bảo dưỡng, bảo trì máy móc thiết bị

Một quy trình cơ bản về bảo dưỡng, bảo trì máy móc thiết bị gồm những bước gì? Và thực hiện chúng như thế nào? Asa sẽ giúp bạn xây dựng một kế hoạch bảo dưỡng chu đáo và bảo đảm.

Xây dựng mục tiêu bảo trì máy móc

  • Nâng cao độ tin cậy của thiết bị cơ khí.
  • Tiết kiệm tối đa chi phí ở mức thấp nhất.
  • Công việc tăng cao nâng suất sản xuất.
  • Đảm bảo an toàn và bảo vệ môi trường.

Để đạt được mục tiêu này, điều tốt nhất các công ty nên làm là lựa chọn phương án bảo dưỡng phù hợp với từng loại máy móc và điều kiện hoạt động sản xuất của công ty trước khi bảo dưỡng thiết bị.

Kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng thiết bị

Thiết bị sẽ được chia thành các loại chính sau:

Thiết bị cực kỳ quan trọng: sử dụng các phương pháp bảo dưỡng dựa trên điều kiện (theo dõi chất lượng sản phẩm, độ rung, độ hao mòn, v.v.), kết hợp với các phương pháp bảo dưỡng định kỳ hàng tháng, hàng quý.

Thiết bị quan trọng: Nên áp dụng phương pháp bảo trì dựa trên điều kiện. Cần có kế hoạch sửa chữa thiết bị hoặc linh kiện ngay sau khi xuất hiện các dấu hiệu hư hỏng. Ví dụ, khi máy bị dừng hoặc máy tạm thời không được sử dụng.

Thiết bị phụ trợ: Thông thường được phục vụ nhằm phục hồi các thiết bị, máy móc hư hỏng, nên thiết bị nên đa số ít sử dụng đến, nhưng mọi doanh nghiệp cần có ít nhất một thiết bị để xử lý khi gặp phải sự cố.

Kiểm tra và sửa chữa toàn nhà máy: Thời gian này cần kiểm tra và sửa chữa tổng quát hết các thiết bị máy móc của nhà máy, nhầm phục hồi mọi hư tổn tồn đọng lại. Nhưng kế hoạch này chỉ được áp dụng theo quy định khi nhà máy dừng hoạt động nhiều ngày.

>> Tham khảo thêm: Bạn có thể tham khảo mẫu nhật ký bảo trì của các công ty lớn nước ngoài.

Bộ phận tham gia bảo trì, bảo dưỡng

Cơ cấu nhân sự sẽ tham gia vào quá trình bảo dưỡng, bảo trì trang thiết bị máy móc gồm những bộ phận nào:

Bộ phận kế hoạch: Nhiều kỹ sư có trình độ cao về kỹ thuật cùng nhau lập một bản kế hoạch bảo dưỡng máy móc thiết bị, liệt kê từng hạng mục kiểm tra và sửa chữa lẫn thay thế phụ tùng khi cấp thiết.

Bộ phận thực thi: Gồm các công nhân và nhân viên kỹ thuật tiến hành thực hiện trực tiếp theo bản kế hoạch mà các kỹ sư đã bàn giao (điện, mạch vi xử lý, cơ khí, tự động hóa).

Bộ phận quan sát: Thường thì các kỹ sư cao cấp sẽ kiểm tra và quan sát quá trình thực hiện có đúng theo kế hoạch đã đề ra không và xử lý kịp thời khi xảy ra sự cố.

Quy trình thực hiện bảo dưỡng, bảo trì phải diễn ra từng bước theo kế hoạch ở trên
Quy trình thực hiện bảo dưỡng, bảo trì phải diễn ra từng bước theo kế hoạch ở trên

Những chú ý khi bảo dưỡng, bảo trì máy móc

Có rất nhiều yếu tố để xác định công việc bảo trì máy móc đã diễn ra nhanh hay chậm và có đảm bảo hay không?

  • Đảm bảo hoàn thành 90% theo kế hoạch được đưa ra.
  • Hoàn thành bảo trì máy móc đúng tiến độ và thời gian đã bàn bạc.
  • Khi bảo trì xong cho máy hoạt động thử và quan sát tình trạng diễn ra.
  • Kiểm tra kỹ lưỡng các hệ thống, bộ phận trước khi bàn giao lên trên.
  • Bàn giao và đánh giá từng hạng mục đã bảo trì rồi báo cáo cấp trên.

Lời kết về việc bảo dưỡng, bảo trì máy móc thiết bị

Trên đây là quy trình bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị mà Xenang.com đã tổng hợp giúp bạn giải đáp những thông tin mà bạn thắc mắc về bảo trì máy móc. Giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm trong trong việc lên kế hoạch bảo trì.

Qua bài viết trên bạn có thể áp dụng cho phù hợp với từng doanh nghiệp, nhà máy sản xuất. Nếu bạn còn thắc mắc gì về hoạt động bảo trì thì hãy liên hệ với công ty Xe Nâng Asa chúng tôi để được giải đáp thắc mắc.

>> Xem Thêm: Nếu bạn có xe nâng hàng hỏng hóc cần sửa chữa xe nâng thì hãy liên hệ với Asa ngay nhé! Chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn khắc phục chúng.

5/5 - (36 bình chọn)

Check Also

Kinh nghiệm lựa chọn mua xe nâng cũ chất lượng, tốt

Nếu bạn quyết định mua một chiếc xe nâng đã qua sử dụng để phục …

Công Ty TNHH Xe Nâng Asa
Mã số thuế: 0313496097 - Do Sở KHĐT TP.HCM cấp ngày 19/10/2015
VP: 423 Vườn Lài, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành Phố Hồ Chí Minh
ĐT: 028.3719.5030 Fax: 028.3719.5031. HotLine: 0911.755.700 – 0911.755.722 – 0917.430.450
Emai: xenangasa@gmail.com – Website : www.suaxenang.com – www.suaxenang.org